Bệnh đậu gà phát triển mạnh ở thời điểm giao mùa, mang đến nhiều nỗi lo cho người chăn nuôi cũng như các sư kê đang chăm sóc gà chọi. Một số phương pháp, hướng dẫn trị bệnh đậu gà đơn giản, an toàn trong bài viết sau đây sẽ mang đến kiến thức mà sư kê quan tâm khi phát hiện gà bệnh.
Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn
Mục lục
1. Bệnh đậu gà là gì? Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh đậu gà là loại bệnh truyền nhiễm do virus thuộc nhóm Poxvirus gây ra. Chúng thường xuất hiện ở gà từ 25 – 50 ngày tuổi. Thời điểm giao mùa như dịp đông xuân hay xuân hè và khí hậu khô hanh là những dịp bùng dịch đậu gà mạnh nhất trong năm.
Nguyên nhân gây bệnh
Đây là bệnh dịch có tính lây nhiễm cao. Khi nuôi nhốt chung chuồng thì virus có thể truyền nhiễm từ gà bệnh sang những con khác nhanh chóng.
Ngoài ra, gà có thể nhiễm virus đậu có bám trên thiết bị chăn nuôi, máng ăn uống, nền chuồng hoặc lây gián tiếp qua ruồi, muỗi,…
=> Xem thêm thông tin và cách chữa bệnh gà tại: https://daga666.net/tin-tuc-da-ga/benh-ga/
Nhận biết bệnh đậu gà với các triệu chứng sau:
Khi nhiễm virus đậu, gà thường ủ bệnh từ 4 – 8 ngày. Triệu chứng bệnh có sự khác nhau ở các thể sau:
- Thể ngoài da (thể nhẹ): Xuất hiện các nốt mụn ở da, mặt, mí mắt, chân và những vùng không có lông mọc. Mụn sẽ lớn dần và xuất hiện mủ, kết chùm.
- Thể niêm mạc (thể nặng): Gà con có nhiều khả năng xuất hiện mụn đậu quanh vùng miệng, hầu, niêm mạc, thanh quản. Bệnh trở nặng thì niêm mạc chuyển màu đỏ. Gà gặp chứng khó thở.
- Thể hỗn hợp: Thường gặp ở gà con với tỷ lệ chết khá cao, có thể lên tới 20% trên tổng đàn. Nốt mụn đậu nhìn rõ ở cả da và yết hầu.
- Thể nhiễm trùng huyết: Thể này không có dấu hiệu rõ rệt với các nốt đậu mà gà bị bệnh chỉ sốt cao, tiêu chảy, bỏ bữa. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Nhìn chung, khi nhận thấy gà có dấu hiệu ủ rũ, chán ăn, gà biếng ăn thì bạn nên cho cách ly để quan sát và nhờ sự tư vấn của chuyên gia. Nếu phát hiện gà mắc bệnh đậu gà thì tùy theo tình trạng, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp trị bệnh sau đây.
2. Phương pháp trị bệnh đậu gà đơn giản theo cách dân gian
Các sư kê thường ưu tiên tìm hiểu các cách trị bệnh đậu gà bằng phương pháp dân gian vì những ưu điểm như là:
- An toàn, lành tính, ít ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Nguyên liệu dễ kiếm.
- Tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian trị bệnh lâu. Nếu bạn nuôi gà số lượng lớn thì hiệu quả chữa bệnh không cao, do khó kiểm soát vấn đề lây nhiễm và cách ly gà bệnh.
Các sư kê nuôi gà đá, gà đá cựa sắt có thể cân nhắc phương pháp này nếu không muốn dùng thuốc tây khiến chiến binh của mình bị yếu đi. Theo đó, cách trị bệnh đậu gà dân gian được truyền miệng nhiều nhất là sử dụng lá cây gáo vàng. Sư kê chỉ cần để loại lá này quanh khu vực chuồng nuôi. Lá được đập dập hoặc vò nát để bôi lên các nốt đậu.
3. Trị bệnh đậu gà khỏi nhanh bằng thuốc tây
Trị bệnh đậu gà bằng thuốc tây sẽ cho thấy hiệu quả nhanh chóng hơn. Việc cần làm là cách ly gà bệnh, khử khuẩn chuồng trại và trị các nốt đậu cho gà.
- Đối với mụn đậu ngoài da, sư kê cần gỡ màng đóng trên nốt mụn. Sau đó, sát trùng bằng Iodine hoặc Hi-Iodine 10% hay Blue methylene 2%. Sau đó, bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh cho gà theo liều 1 lần/ ngày cho đến khi các nốt đậu khỏi hẳn. Các loại thuốc mỡ nên tham khảo: Terramycin, Gentamicin.
- Với nốt đậu ở miệng, bạn có thể rửa hàng ngày với nước muối pha loãng. Đồng thời, kết hợp sử dụng nước chanh để sát trùng một lần mỗi ngày.
- Các nốt mụn ở mắt cần cẩn thận hơn về liều lượng để tránh gây tổn thương, mù lòa ở gà. Sử dụng dung dịch nước muối 0,9% để rửa mắt. Sau đó, nhỏ Gentamycin dạng nước kết hợp cùng bôi thuốc mỡ kháng sinh cho mắt.
- Mụn đậu mọc trong ruột cần dùng đến thuốc đặc trị, các loại kháng sinh trị vi khuẩn bội nhiễm như: Doxy 50, Amoxicos 20%, Enrocin, Flormax, Coli-cox hoặc Bio-ampicoli. Hòa tan viên con nhộng với nước cho gà uống. Hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn. Đồng thời, tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cho gà bằng dung dịch có pha với Gluco-KC thảo dược, Anagin C, Super vita, Satosal, Forentic.
4. Các biện pháp phòng bệnh đậu gà
Trị bệnh đậu gà cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nhưng phòng bệnh từ sớm mới là cách đơn giản, hiệu quả nhất để đàn gà của bạn luôn khỏe mạnh. Một số công việc mà người chăn nuôi cũng như các sư kê nuôi gà chọi, gà đá luôn phải ghi nhớ trong công tác phòng bệnh dịch cho gà bao gồm:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà: Tiêm đúng định kỳ vào các mốc 7 ngày, 14 ngày tuổi. Đồng thời tiêm các mũi nhắc lại khi cần thiết.
- Vệ sinh và khử khuẩn chuồng trại: Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, hạn chế ẩm ướt. Phun khử khuẩn với formol 3% ở 20°C, phenol 5%. Phun thuốc diệt ruồi, muỗi định kỳ.
- Quan sát đàn gà thường xuyên và phát hiện cách ly sớm các cá thể nhiễm bệnh.
Qua bài hướng dẫn trị bệnh đậu gà trên đây, hy vọng rằng các bạn sư kê và người chăn nuôi sẽ tìm được giải pháp phù hợp khi đàn gà mắc bệnh dịch này. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo tại http://daga666.net/ để cập nhật những kiến thức hữu ích về chăm sóc và kinh nghiệm chơi đá gà nhé!
XEM THÊM: ĐÁ GÀ TRỰC TIẾP
Link đăng kí chơi cá cược đá gà – Link Vip – Link không bị chặn